Skip to main content

Bình đẳng giới trong gia đình

      Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

      Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình là vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong các hoạt động của gia đình, có ý thức trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ một cách công bằng; như quyền quyết định số con, khoảng cách sinh, số lần sinh, sinh con nào, KHHGĐ, chăm sóc nuôi dạy con cái… trên cơ sở chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, tạo sự đồng thuận; Sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau của cả vợ và chồng giúp cho sự phát triển của gia đình được ổn định và bền vững.

      Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội học tập, vươn lên trong nghề nghiệp và tham gia các công việc xã hội.

      Bình đẳng giới và bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam được đưa thành chương trình hoạt động cụ thể của từng tỉnh thành, từng địa phương….Báo cáo Phát triển con người của UNDP năm 2006 cho thấy, mức độ bình đẳng giới tại Việt Nam xếp thứ 11 trên thế giới. Chỉ số này thậm chí cao hơn nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới là Anh một bậc.

      Theo báo cáo Khoảng cách giới tính toàn cầu năm 2007 mà Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, xét trong khu vực ASEAN và Đông Á, Việt Nam đứng ở ngôi vị thứ hai về mức độ bình đẳng giới.

      Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia Đông Á có tốc độ khắc phục cách biệt giới nhanh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Năm 2007 xếp hạng thứ 91/157 về chỉ số phát triển giới (GDI) và 52/93 về số đo trao quyền giới (GEM)

      Phụ nữ chiếm hơn 51% dân số và 49,5% lực lượng lao động. Để có được những thành công như ngày hôm nay, sự đóng góp của phụ nữ Việt Nam đã được đánh giá là xấp xỉ với nam giới, thậm chí có những lĩnh vực cao hơn như lao động trong gia đình, sinh đẻ và chăm sóc, dạy dỗ con cái.

      Hiện có tới 27,31% đại biểu nữ trong Quốc hội (cao nhất ở châu Á và là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới); tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ 25,69%.

      Trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ước tính tới gần 30%… Trong số các doanh nghiệp toàn quốc, số doanh nghiệp có nữ làm giám đốc chiếm 25%, đặc biệt có những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ này lên đến 31%. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam là 73, cao hơn tuổi thọ của nam khoảng 3 tuổi.

      Công nghiệp vẫn được coi là lĩnh vực đặc quyền của nam giới nhưng ngày nay, tỷ lệ lao động nữ đã chiếm 36,69% trong công nghiệp, xây dựng. Phụ nữ cũng là người “giữ tay hòm chìa khóa” kinh tế của 60% hộ gia đình trên toàn quốc. 38.6 Gia đình là cả hai vợ chồng cùng quyết định về vốn cho sản xuất kinh doanh và 39.2% quyết định quyền sử dụng đất. Hơn 50% gia đình cả 2 vợ chồng quyết định các công việc liên quan đến chi tiêu mua sắm 2/3 số phụ nữ trong một khảo sát trả lời rằng đã được nam giới chia sẻ công việc nhà

       Thực trạng bình đẳng giới trong gia đình ở địa phương: Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh hoặc Trung Tâm Dân số-KHHGĐ huyện thu thập các thông tin, số liệu liên quan để đưa vào  mục này (nếu có).

      Lợi ích của việc thực hiện bình đẳng giới: 

  • Quá trình xã hội hóa giáo dục được tạo bởi ba môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người; sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của mỗi thành viên trong gia đình giúp mỗi con người có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
  • Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình giúp con cái mỗi gia đình được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, học hành tốt, lớn lên trở thành những công dân tốt của gia đình và xã hội. Sự quan tâm chăm sóc của cả bố và mẹ đối với con cái còn giúp cho con cái tránh những tệ nạn xã hội nảy sinh đối với mỗi con người.
  • Bình đẳng giới trong gia đình giúp giải phóng người phụ nữ cải thiện về sức khỏe và trí tuệ từ đó thuận lợi sinh ra những đứa con khỏe mạnh và thông minh

       Để khắc phục tình trạng mất bình đẳng giới , chúng ta hãy: 

  • Tăng cường tuyên truyền giáo dục các vấn đề giới, bình đẳng giới trong gia đình được quy định trong các chủ trương, chính sách, Pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đặt ra.
  • Đẩy mạnh giáo dục khoa học giới tính trong hệ thống nhà trường, giúp cho thanh thiếu niên nhận thức được những vấn đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và có hệ thống.
  • Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện Luật bình đẳng giới ở nước ta hiện nay, để từ đó mỗi người có ý thức trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng giới.
  • Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình nên được đưa thành tiêu chí quan trọng trong xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa…
  • Trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới không chỉ là của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức nghề nghiệp.