Người cựu chiến binh tâm huyết với công tác khám chữa bệnh từ thiện.
Thời gian qua, với tâm niệm “cho đi mà không cần nhận lại”, lương
y Nguyễn Văn Ấn cùng tập thể kỹ thuật viên, tình nguyện viên tại Phòng
Chẩn trị Đông y số 1 - Chi hội Đông y xã Châu Lăng, luôn ân cần và làm
việc hết mình với bệnh nhân. Nghĩa cử cao đẹp của họ đang được người
dân trong và ngoài địa phương ghi nhận.
Người cựu chiến binh tâm huyết với công tác
khám chữa bệnh từ thiện.
Tọa lạc tại ấp Cây Me xã Châu Lăng, Phòng Chẩn trị Đông y số 1 - Chi
hội Đông y xã Châu Lăng từ lâu, đã trở thành địa chỉ quen thuộc được nhiều
bệnh nhân trong và ngoài địa phương biết đến, đặc biệt là các bệnh nhân nghèo,
có hoàn cảnh khó khăn, họ đến đây, khám chữa bệnh, và được hỗ trợ điều trị,
hốt thuốc miễn phí. Người quản lý Phòng chẩn trị Đông y số 1 là ông Nguyễn
Văn Ấn- 71 tuổi, Hội viên cựu chiến binh xã Châu Lăng, một trong những
người nặng lòng với công tác chữa bệnh cứu người tại địa phương.
Đến nơi làm việc của chú Ẩn vào dịp giữa tuần, chúng tôi không khỏi
ngạc nhiên khi thấy cảnh tấp nập của lương y và người dân đến khám, chữa
bệnh. Với diện tích khiêm tốn, nhưng ở bên trong phòng thuốc, những thùng
dược liệu được sắp xếp cẩn thận, ngăn nắp để tạo sự thuận tiện cho việc bốc
thuốc...
Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Ấn cho biết, Phòng Chẩn trị
Đông y số 1 được xây dựng tại ấp Cây Me, xã Châu Lăng từ năm 2000. Ban
đầu, cơ sở vật chất và điều kiện khám chữa bệnh còn thiếu thốn đủ thứ. Nhưng
bằng cái tâm của người thầy thuốc, thêm vào đó là sự đóng góp, hỗ trợ từ những
người bệnh đã khỏi, các nhà hảo tâm cùng với chính quyền địa phương nên
phòng khám ngày càng đi vào nền nếp như hiện nay.Đến đây, mọi người đều
cảm nhận được những tình cảm ấm áp, chân thành, của các lương y. Không có
sự phân biệt giàu, nghèo, cũng không cần phải chi bất cứ khoản tiền nào, chỉ
cần khai rõ bệnh, thầy thuốc sẽ bắt mạch, kê toa...
ông Nguyễn Văn Ấn trao đổi thêm cùng phóng viên:
Nhân vật: “Lúc nhỏ tôi bị bệnh, được bà nội cứu chữa, lúc đó bà nội tôi
là 1 người thầy thuốc, từ giây phút đó tôi bắt đầu tâm đắt, đam mê học ngành
đông y, nối bước theo bà nội, cứu giúp cho các bệnh nhân nghèo, mình thấy cái
nghèo của người ta nên mình giúp đỡ”.
Phóng viên: Hiện tại Phòng Chẩn trị Đông y số 1 có bao nhiêu thành
viên, và công việc cụ thể của họ như thế nào, thưa bác?
Nhân vật: “ Hiện nay có 13 thành viên, có 1 lương y chẩn đoán bắt mạch,
rồi 1 lương y thao tác huyệt đạo, 2 người sưu tầm thuốc, 2 người trợ y, còn lại
là thành viên chi hội đông y của các Ban ấp.”
Phóng viên : Bác thấy việc làm của mình và Phòng Chẩn trị Đông y số 1-
xã Châu Lăng, mang lại ý nghĩa gì cho xã hội?
Nhân vật: “Suy nghĩ của tôi là rất thương cho những người dân nông
thôn, người dân nghèo của mình, tiền không có bao nhiêu, khi mình làm công
việc này lâu năm, nó cũng thúc đẩy cao trào trong bản thân mình trồng và đi
tìm nhiều cây thuốc quý cứu dân nghèo, từ những điều đó, hình thành nên trong
tôi cái đam mê bám trì với công việc, với nghề này. “
Được biết, ngay từ khi còn nhỏ, ông Nguyễn Văn Ấn đã có niềm đam mê
với việc chữa bệnh cứu người. Bà nội của ông Nguyễn Văn Ấn là thầy thuốc,
nên từ nhỏ, ông được tiếp cận với nhiều loại dược liệu khác nhau. Đặc biệt, ông
Ẩn từng có thời gian tham gia cùng bộ đội du kích tại địa phương trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, từng có 3 năm học đông y tại Quân khu 7... Với những
kiến thức học được, cùng với mong muốn được giúp đỡ những trường hợp khó
khăn trong lúc ốm đau, ông Nguyễn Văn Ẩn quyết định thành lập phòng đông y
tại địa phương. Sau nhiều biến đổi, Phòng Chẩn trị Đông y số 1 dời về dưới
chân cầu Cây Me, hoạt động ổn định từ năm 2000 cho đến nay.
Ông Nguyễn Văn Ấn cho biết, mỗi ngày, Phòng Chẩn trị Đông y số 1 hỗ
trợ điều trị khoảng 20- 25 bệnh nhân, chủ yếu là các bệnh về gan, phổi... Hầu
hết người đến đây đều là những bệnh nhân nghèo. Không chỉ có bệnh nhân địa
phương, nơi đây còn tiếp những người ở các huyện và các tỉnh lân cận. Họ đến
đây bởi “tiếng lành” đã được “đồn xa” từ những người đã được điều trị khỏi
bệnh.
Với số lượng bệnh nhân đông đảo như trên, nhu cầu về các loại dược liệu
để phục vụ công tác cứu chữa cũng tăng theo. Theo chú Ẩn, từ sự hỗ trợ, giúp
đỡ của các tổ chức, nhà hảo tâm, đặc biệt là đại đức Thích Huệ Ấn-trụ trì chùa
Vân Long- Núi Tô, mà Phòng chẩn trị Đông y số 1, có được khu đất trồng dược
liệu với diện tích khoảng 3,5ha trên Ô Đá ở thị trấn Ba Chúc, và 0,4 ha gần chùa
Long Định, xã Châu Lăng.
“Nhu cầu dược liệu của bệnh nhân ngày càng cao, trong khi nhiều loại
thuốc có giá khá đắt, nhiều loại khó mua trên thị trường gây khó khăn trong
việc điều trị. Được hỗ trợ đất trồng dược liệu, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch
trồng 36 loại ngải khác nhau. Hiện nay, đã phát triển được 10 loại, trong đó có
nhiều dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao như: Ngải hổ, xuyên điền thất, xuyên
khung... Do có giá trị cao nên chúng tôi đã bố trí người ở lại để trông vườn,
đồng thời thuận tiện cho việc chăm sóc. Ngoài ngải, chúng tôi còn dự định
trồng thêm 10.000 cây xạ đen để đảm bảo nguồn dược liệu cứu người” – ông
Nguyễn Văn Ấn cho biết.
Hầu hết bệnh nhân đến với Phòng Chẩn trị Đông y số 1 đều là người
nghèo, thậm chí rất nghèo. Bởi vậy, ở đây không thu tiền khám chữa bệnh, ai
ủng hộ bao nhiêu là tùy tâm. Nhiều nhà hảo tâm thấy hoạt động của cơ sở có ý
nghĩa nên trực tiếp đóng góp kinh phí để duy trì hoạt động. “Phòng Chẩn trị
Đông y số 1” hiện có 13 thành viên, tùy vào chuyên môn mà mỗi người đảm
nhận các công việc khác nhau, từ bắt mạch, hốt thuốc, kê toa... Đây là những
người có nhiều tâm huyết, có tấm lòng nhân ái, mong muốn được góp một phần
sức mình để bảo vệ sức khỏe người dân. Trong đó, ông Nguyễn Văn Ấn được
coi là “đầu tàu” trong việc hình thành và duy trì phòng khám.
Ông Đào Văn Sương- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Châu Lăng phát
biểu:
”Cựu chiến binh Nguyễn Văn Ấn luôn nỗ lực không ngừng trong cuộc
sống cũng như trong hoạt động xã hội từ thiện tại địa phương, đặc biệt là công
việc khám chữa bệnh cho người dân, người lao động nghèo. Là hội viên của hội
Cựu chiến binh xã Châu Lăng, và làm công tác trong Hội Chữ thập đỏ xã, ông
Nguyễn Văn Ấn đã tích cực tham gia vào công tác thiện nguyện, giúp đỡ nhiều
hoàn cảnh khó khăn, trong và ngoài địa bàn xã Châu Lăng. Dù ở thời chiến hay
thời bình, thì người cựu chiến binh luôn phát huy được phẩm chất, truyền thống
“Bộ đội Cụ Hồ”; gắn bó trách nhiệm cao với tổ chức Hội, với cộng đồng, đồng
chí, đồng đội, và những người yếu thế trong xã hội. Cựu chiến binh Nguyễn
Văn Ấn là tấm gương tiêu biểu, điển hình trong phong trào hội viên gương mẫu,
tích cực “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Hi vọng rằng, Phòng Chẩn trị Đông y số 1 –xã Châu Lăng, sẽ đem các
tinh hoa y dược cổ truyền tới gần hơn với người dân, đặc biệt là đối với các hộ
nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Ai cũng có thể tiếp cận, được tư vấn về các
phương pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền, sử dụng các sản
phẩm đông y lành tính, hiệu quả, xin chúc cựu chiến binh- lương y Nguyễn
Văn Ấn có thêm nhiều sức khỏe, tâm huyết với công tác khám chữa bệnh từ
thiện, góp phần phát huy tối đa các giá trị y học cổ truyền dân tộc.
Minh Ngọc